4 Sự thật mà bạn cần phải biết trước khi đầu tư bảo hiểm nhân thọ


Chắc hẳn rằng trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, nhiều người cũng đã được tư vấn rất nhiều rồi nhưng phần lớn đều dành thời gian để suy nghĩ quá nhiều để rồi đến khi đưa ra quyết định lại không mua được bảo hiểm nhân thọ nữa vì những lý do về sức khoẻ hay quá tuổi. Bạn có thể cảm thấy hiện tại không cần và cũng khá tốn kém về chi phí đóng nhưng xin bạn hãy dừng lại một chút để suy nghĩ lại về 4 sự thật chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây!
Hiểu được 4 điều sau đây, khách hàng có thể dễ dàng đưa ra quyết định ký tên tham gia BHNT một cách chính xác mà không cần tư vấn viên phải nói quá nhiều. Hãy đọc và để lại bình luận của bạn phía dưới bài viết nhé!

Sự thật thứ nhất: Bạn sẽ phải chết

Cho dù bạn ăn mặn hay đang ăn chay,
Cho dù bạn lao động chân tay hay lao động trí óc,
Cho dù bạn nghèo khó hay giàu có,
Cho dù bạn sống một mình hay chịu khó làm từ thiện,
Bạn vẫn phải chết. Không sớm thì muộn.
Nghĩ tới cái chết khi còn đang sống thực sự là một điều tốt, chúng ta biết rằng cuộc sống của mình hữu hạn mà thôi, tuổi thọ trung bình 70 tuổi * 365 ngày = 25.550 ngày để sống.
Bạn đã sử dụng hết bao nhiêu ngày rồi?
Có 1 khóa học tôi đã học, tôi không hợp với toàn bộ nội dung của khóa học đó, nhưng có 1 điểm mà tôi rất tâm đắc: “Muốn biết giá trị sống của một người, hãy lắng nghe bài điếu văn về họ trong đám tang của mình”, điều đó giúp tôi nỗ lực mỗi ngày để khi tôi ra đi, bài điếu văn nói về mình sẽ thật dài và ý nghĩa.
Tôi lấy ví dụ 2 bài điếu văn như sau:
Người số 1 với Bài điếu văn số 1: “Chúng tôi thương tiếc báo tin chồng/ cha chúng tôi ngày hôm qua vẫn cười, vẫn nói, ngày hôm nay đã ra đi về nơi chín suối, để lại một vợ và hai con nhỏ cùng cha mẹ đã ngoài 70 tuổi đứng trước những khó khăn về tài chính, cuộc sống gia đình rồi sẽ đi về đâu, tương lai những đứa nhỏ sẽ được học hành đầy đủ hay không? Sự mất mát này là quá lớn, chúng tôi mong các nhà hảo tâm hãy giúp đỡ để cuộc sống đỡ cơ cực…
Tất nhiên, đây chỉ là ví dụ tôi tưởng tượng mà thôi.
Người số 2 với Bài điếu văn số 2: “Chúng tôi thương tiếc báo tin chồng/ cha chúng tôi ngày hôm qua vẫn cười, vẫn nói, ngày hôm nay đã ra đi về nơi chín suối, để lại một vợ và hai con nhỏ cùng cha mẹ đã ngoài 70 tuổi. Những mất mát này là quá lớn, không tài nào có thể bù đắp được về mặt tình cảm, nhưng chúng tôi sẽ vẫn luôn hạnh phúc vì anh ấy đã để lại nhiều điều cho người ở lại. Mặc dù anh không còn nhưng những chi phí sinh hoạt của gia đình vẫn được chu cấp đều đặn, ít nhất 20 năm tiếp theo, các con đã có đủ tiền để tiếp tục theo học, cha mẹ có tiền dưỡng già mà anh đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi sẽ luôn nhớ tới anh vì trong mọi hoàn cảnh anh vẫn luôn là chỗ dựa cho cả gia đình
Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều bất ngờ, nhưng không phải bất ngờ nào cũng vui.
Bạn sẽ là người số 1 với bài điếu văn số 1 hay là người số 2 với bài điếu văn số 2?
Những gì bạn để lại khi chết đi cũng tỉ lệ thuận với tốc độ mà người khác quên đi cái tên của bạn.
Alfred Nobel đã chết từ năm 1896, nhưng tới nay mọi người vẫn nhớ tới tên của ông vì những gì ông để lại (dành hơn 90% để tạo thành quỹ Nobel, được duy trì và phát triển tới ngày nay), ngược lại cũng có những người chết đi mà người thân trong gia đình còn chẳng thèm nhắc tên, không để lại được gì ngoài những khoản nợ và những kí ức xấu xí.
Nếu tôi hỏi: “Bạn biết tên ông bà của bạn không??”. Bạn sẽ trả lời “có”.
Nếu tôi hỏi: “Bạn biết tên cụ nội, cụ ngoại của bạn không??”. Bạn sẽ trả lời “không biết”.
Nhưng hãy tưởng tượng: Nếu ngày bạn thi đỗ đại học hay lập gia đình, bạn nhận được 20 triệu từ ông bà của bạn, số tiền này được cụ nội của bạn để lại trước khi lâm chung, và dặn “hãy tặng các con, các cháu trong dòng họ khi có những chuyện vui”. Tôi dám chắc: “Bạn sẽ ngay lập tức tìm thông tin xem cụ nội của mình tên gì? Cụ có mấy con? Trước cụ làm nghề gì? Tại sao cụ lại có tiền để lại?…”
Bởi vì ai cũng sẽ phải chết. Bởi vì chỉ những gì để lại mới có giá trị cho đời và được mọi người nhớ tới cho nên chúng ta cần một giá trị đền bù tương xứng – một hợp đồng BHNT với mệnh giá tương xứng.
Thay vì “chết miễn phí”, hãy quy đổi thành nhiều tỷ đồng tiền bồi thường để lại cho vợ chồng, con cái, cha mẹ, gia đình, cháu chắt, dòng họ… Thật không dễ để quên đi tên của bạn!

Sự thật thứ hai: Để đạt được điều mình muốn, chỉ kiếm tiền thôi là chưa đủ

Đã có thời điểm nào bạn “không một xu dính túi” trong khi thu nhập mỗi tháng đều vài chục triệu đồng?
Một vài triệu có thể vay, một vài chục triệu có thể xoay, nhưng hàng trăm triệu cần ngay lập tức thì bạn lấy ở đâu ra?
Do đó, kiếm bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc giữ được bao nhiêu tiền, muốn có tiền chúng ta phải học cách tiết kiệm và đầu tư tiền bạc. Có nhiều người cứ lần nữa mãi, chẳng mấy mà tuổi già đã tới và vẫn phải đi làm để kiếm sống qua ngày.
Cũng không ít người đã bắt đầu tiết kiệm, nhưng chẳng được bao lâu lại trở về thói quen cũ: tiêu trước, tiết kiệm sau. Cũng có nhiều người đã lâm trọng bệnh và phải dồn toàn bộ tiền vào chữa bệnh, kế hoạch tiết kiệm cũng gián đoạn, phá sản giữa chừng.
Bởi vậy, kiếm tiền thôi chưa đủ, phải giữ được tiền. Mà giữ được tiền vẫn chưa đủ, phải bảo vệ được khoản tiết kiệm sẽ không bị mất đi vì bất cứ lý do gì. Mà vậy cũng vẫn chưa đủ, cần đầu tư tiền sinh ra tiền nữa, chỉ có như vậy bạn mới có cuộc sống thoải mái lúc tuổi già.
Bảo hiểm nhân thọ chính là cách giúp bạn thực hiện được điều bạn mong muốn: tiết kiệm có kỉ luật + khoản tiền dự phòng dành cho những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống + khoản đầu tư dài hạn an toàn tạo nên giá trị vượt trội lúc tuổi già. Bảo hiểm nhân thọ là dành cho bạn!

Sự thật thứ ba: Rủi ro mang tính định mệnh, chia đều cho tất cả mọi người

 Cuộc sống không công bằng với tất cả mọi người nhưng rủi ro thì có.
Từ bác nông dân tới vị bác sĩ,
Từ cô công nhân tới chị ca sĩ,
Từ anh thợ hàn tới ông tỷ phú,
Tất cả đều có một điểm giống nhau, đó là khả năng gặp rủi ro, biến cố trong cuộc sống.
Không ít người trẻ đã mắc bệnh hiểm nghèo và sớm qua đời, có cả những người nổi tiếng, rất nổi tiếng cũng không thể tránh khỏi lưỡi hái tử thần.
Bởi vì không ai có thể tránh, nên chỉ có sự khác nhau duy nhất giữa những con người, đó là sự chuẩn bị.
Người biết lo xa sẽ chuẩn bị những kế hoạch cho tương lai, trong đó bao gồm cả những rủi ro bất ngờ. Họ là những người chu toàn.
Còn ngược lại, sẽ có không ít người “trời sinh voi sinh cỏ”, cứ mặc kệ đời, mặc kệ những rủi ro,… Họ là những người ích kỉ.
Bạn là người ích kỉ hay người chu toàn? Nếu là phương án thứ hai, hãy mua bảo hiểm nhân thọ, hãy chuyển giao những rủi ro cho công ty bảo hiểm nắm giữ, đó là cách làm khoa học và tiến bộ của loài người.
Hãy mua bảo hiểm cho những thứ mà bạn không thể định giá – Brian Tracy

Sự thật cuối cùng: Trước khi ra đi ai cũng muốn hoàn thành 2 chữ “Trách nhiệm”

Điều khác biệt giữa con người và động vật nằm ở khả năng suy nghĩ và tính trách nhiệm. Khi “ra đi bất ngờ” bạn muốn:
·         Cuộc sống của gia đình vẫn được đảm bảo hay bị lung lay?
·         Bạn để lại nhiều tiền đủ trả hết các khoản nợ hay người thân của bạn sẽ phải trả thay?
·         Cha mẹ già sẽ có tiền để an nhàn tuổi già hay lại xỏ giầy, mặc áo đi làm kiếm ăn trở lại?
·         Những đứa con sẽ được học tập đầy đủ, có tấm bằng cử nhân đi xin việc hay phải sớm bỏ học làm việc tay chân để mưu sinh?
·         Đằng nào cũng phải chết, bạn sẽ chết một cách “hoành tráng” hay chết “miễn phí”?
Nếu những điều đầu tiên là điều bạn muốn thì bảo hiểm nhân thọ là dành cho bạn, bảo hiểm nhân thọ là cách duy nhất trên thế giới giúp bạn hoàn thành những trách nhiệm của cuộc đời, tất nhiên trách nhiệm càng nhiều thì mệnh giá hợp đồng phải càng lớn rồi.
Đến với FWD Việt Nam, bạn sẽ được chúng tôi tư vấn đa dạng các gói sản phẩm phù hợp với từng điều kiện của bạn và gia đình để bạn thoải mái lựa chọn sản phẩm tối ưu và tốt nhất mà vẫn đảm bảo đầy đủ những quyền lợi của minh. Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Nguồn: tổng hợp
Địa chỉ: Tầng 11, Toà nhà Diamond Plazam 34 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q1, HCM, VN
SĐT: 028 6256 3688
Website: fwd.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần biết trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm sức khoẻ của FWD Việt Nam